Ở trường mầm non trẻ được vui chơi, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non. Chơi để mà học, thông qua những trò chơi trí tuệ phù hợp với lứa tuổi các em, đã được nhà trường và giáo viên thiết kế trong chương trình học. Thông qua các trò chơi, các bé sẽ phát triển tâm sinh lý, khám phá, mở mang trí tuệ cũng như rèn luyện thể chất…
Đến trường mầm non, các con được học hát. Cuộc sống này sẽ thật tể nhạt nếu như thiếu đi âm nhạc phải không ? Điều này càng phù hợp với các bé, vì ngay từ những ngày đầu đời, trẻ đã được đến với âm nhạc những lời ru của bà, của mẹ. Khi đến trường mầm non, một trong những hoạt động phổ biến và khiến trẻ thích thú nhất chính là học hát. Học hát còn là cách giúp trẻ điều hòa cảm xúc, khi trẻ khóc vì một lý do nào đó, chỉ cần giáo viên cho trẻ nghe một chút âm nhạc, tiếng hát, tâm trạng của bé sẽ dần ổn định ngay lập tức. Chưa kể, việc học hát còn giúp trẻ luyện thanh, trẻ con nào cũng thích hát. Có khi thông qua giờ học hát, giáo viên còn phát hiện những tài năng thiên bẩm của bé nữa !
Trẻ được làm quen với sách vở: Mặc dù con trẻ không biết đọc chữ, nhưng những quyển sách màu sẽ làm phong phú thêm thế giới của trẻ. Đây cũng là cách trẻ tiếp cận với sách vở ngay từ khi còn nhỏ, hình thành thói quen được đọc sách sau này khi lớn lên. Sách vở còn được xem là một trò chơi thú vị và bổ ích dành cho trẻ nhỏ.
Đến trường mầm non, trẻ được vẽ tranh với bút chì màu: Đây là hoạt động mà hầu hết trẻ con nào cũng thích, hoạt động vẽ tranh thu hút sự quan tâm của bé. Hầu hết trong tấm trí của trẻ thơ đều nghĩ về mẹ nên những nét vẽ đầu đời luôn dành để vẽ mẹ hoặc gia đình của con. Giáo viên sẽ dạy trẻ cách cầm bút và công dụng của những chiếc bút chì màu, trẻ được tự do thể hiện những ý tưởng thông qua những bức vẽ. Đây là hoạt động kích thích trẻ sáng tạo và tính thẩm mỹ trong hội họa, những tài năng vẽ tranh cũng vì thế mà được bộc lộ trong con.
Ở trường mầm non trẻ được làm quen với các biểu tượng toán: Hầu hết mọi người cho rằng, toán học ở lứa tuổi mầm non quá đơn giản, hầu hết chỉ dừng lại ở đếm số và nhận dạng hình học, do đó không nhất thiết phải dạy dỗ bài bản cho trẻ. Đây là quan điểm sai lầm, bởi lẽ cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học ở lứa tuổi mầm non chính là tiền đề giúp trẻ phát triển tư duy học toán sau này.
Trường mầm non chính là nơi dạy trẻ những kỹ năng đầu đời vô cùng quan trọng như ký năng kết bạn, kỹ năng nghe- nói, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm…